• Gợi ý từ khóa:
  • Thời trang nam, Thời trang nữ, Balo, Túi xách, Mè và bé...

A. Lí thuyết 1. Giao của hai tập hợp Tập hợp C gồm các phần tử vừa thuộc A vừa thuộc B được gọi là giao của A và B. Kí hiệu: C=A∩B. 2. Hợp của hai tập hợp Tập hơp C gồm các phần tử thuộc A hoặc thuộc B được gọi là hợp của A và B. Kí hiệu: C=A∪B. 3. Hiệu và phần bù của hai tập hợp Tập hợp C gồm các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B gọi là hiệu của A và B. Kí hiệu C=A∖B. Khi B⊂A thì A∖B được gọi là phần bù của B trong A, kí hiệu CAB B. BÀI TẬP ÁP DỤNG Bài 1(trang 15/ SGK): Kí hiệu A là tập hợp các chữ cái trong câu "CÓ CHÍ THÌ NÊN", B là tập hợp các chữ cái trong câu "CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM'. Hãy xác định A ∩ B, A ∪ B, A\B, B\A. => Xem hướng dẫn giải Bài 2 (trang 15/ SGK): Vẽ lại và gạch chéo các tập hợp A∩B,A∪B,A∖B trong các trường hợp sau => Xem hướng dẫn giải Bài 3 (trang 15/ SGK): Trong 45 học sinh của lớp 10A có 15 bạn được xếp loại học lực giỏi, 20 bạn được xếp loại hạnh kiểm tốt, trong đó có 10 bạn vừa học lực giỏi, vừa có hạnh kiểm tốt. Hỏi a) Lớp 10A có bao nhiêu bạn được khen thưởng, biết rằng muốn được khen thưởng bạn đó phải có học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt? b) Lớp 10A có bao nhiêu bạn chưa được xếp loại học lực giỏi và chưa có hạnh kiểm tốt? => Xem hướng dẫn giải Bài 4 (trang 15/ SGK): Cho tập hợp A, hãy xác định A ∩ A, A ∪ A, A ∩ Ø, A ∪ Ø, CAA, CAØ. => Xem hướng dẫn giải

Super store
Super store